Ý nghĩa 3 pho tượng Phúc Lộc Thọ
Bắt nguồn từ văn hoá ứng xử và giao tiếp từ thời xa xưa ở Trung Quốc nhưng xưa nay hình tượng bộ Tam đa “Phúc Lộc Thọ” và bức đại tự chữ Hán “Phúc Lộc Thọ” đã hiện diện ở khắp nơi trong các gia đình, cửa hiệu, nhà hàng và doanh nghiệp ở Việt Nam. Dù là treo, trưng bày cho đẹp hay để thờ như một tín ngưỡng để cầu mong những điều Phúc Lộc Thọ thường đến với mình trong cuộc đời.Ba Tiên ông Phúc Tinh, Lộc Tinh, Thọ Tinh gọi tắt là PHÚC LỘC THỌ trong thuật xem phong thủy tiêu biểu cho 3 hạnh phúc lớn nhất của con người là Phúc là con cháu đầy đủ ngoan hiền. Lộc là tài lộc dồi dào và Thọ là sống lâu không bệnh tật.
Truyền thuyết kể rằng: Đời thượng cổ ở Trung Quốc, tương truyền vua Nghiêu, vị Hoàng đế hiền minh thời thịnh trị, thái bình, nhân dịp tiết xuân đi thưởng ngoạn cảnh xuân và thị sát vùng đất Hoa Phong để hiểu thêm nhân tình thế thái. Nhân dân đã chúc tụng nhà vua ba điều: Một là, kính chúc nhà vua trường thọ, vua Nghiêu không nhận. Nhân dân lại nói điều hai: Xin cầu chúc nhà vua thật phú quý nhiều lộc, nhà vua cũng từ chối và nói tránh đi. Nhân dân lại chúc tiếp điều thứ ba: Chúc nhà vua sinh nhiều con trai, tỏa phúc ấm cho cả Hoàng tộc. Vua Nghiêu vẫn không chấp nhận mà thay mặt triều đình ban những lời chúc tụng đó thành ba điều chúc: “Đa phúc, đa lộc, đa thọ” gọi là “Tam đa” cho cả trăm họ. Từ đó, Tam đa Phúc Lộc Thọ trở thành lời chúc nhau trong những ngày tết đến, xuân sang. Và cũng từ đó có tượng ba ông “Tam đa”.
Ý nghĩa của tượng ông Phúc.
Từ đời nhà Minh (1368 - 1644), người ta thường xem ngày đẹp và khắc trên cánh cửa chính một chữ phúc lớn tượng trưng thay cho ông Phúc như để đón đợi hạnh phúc tới nhà, đúng như lời cầu mong của người Trung Quốc, phúc tinh cao chiếu, nghĩa là sao phúc từng cao chiếu xuống hay câu: , đa phúc đa thọ, nghĩa là nhiều may nhiều tuổi thọ, thường dùng để chúc nhau. Ngoài hình con giơi tượng trưng cho chữ phúc, người ta còn dùng trái phật thủ hay tranh ảnh vị phúc thần và vị môn thần dán trên cửa hay khắc trên mặt cửa vào đình chùa dinh thự.
Ý nghĩa của tượng ông Lộc
Lộc tức là Quan Lộc, có thứ của Vua ban, có loại của Dân biếu. Vua ban để ghi nhận công lao của bầy tôi đã chí công vô tư, thay Vua cai quản, chăn dắt đám dân chúng dưới quyền! Còn dân kính biếu Quan, để bầy tỏ lòng biết ơn về một công việc gì đó, quan đã vì quyền lợi chính đáng của dân, mà làm. Như vậy hoàn toàn có thể nói: Lộc chính là sự ghi nhận công lao các Quan: công lao với Dân và công lao với Vua, với Nước. Có công lao thì có Lộc ! Vậy nên theo phong thủy nhà ở tượng hay tranh ảnh của ông Lộc được ứng dụng rất nhiều trong đời sống nhằm mưu cầu về tài lộc và may mắn.
Ý nghĩa của tượng ông Thọ
Thọ có nghĩa là sống lâu trăm tuổi, ước mong có một cuộc sống hạnh phúc. Thọ còn có nghĩa là nhận lãnh. Tức là càng sống lâu thì càng nhận lãnh được nhiều.
Bộ Tam Tiên "Phúc Lộc Thọ" mang nguyên khí của sao Lục Bạch Kim Tinh có tác dụng rất lớn trong vận 8. Cát khí đem lại cho chủ nhà nhiều phúc lộc và công danh, tiền tài tăng tiến, thường dùng gia tăng cát khí cho sao Lục Bạch, Nhất Bạch chủ về phúc lộc, công danh, học hành hoặc gia tăng tuổi thọ, sức khoẻ và cầu sinh thêm con cái.
Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi vui lòng liên hệ :
Mỹ Nghệ Đông Đô
Địa chỉ : Số 668 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội
Điện thoại : 0433 511 175 - 0974 117 169 - 0976 727 896
Email : mynghedongdo@gmail.com
Website : mynghedongdo.vn
Xem thêm : Công dụng tượng Trần Quốc Tuấn
No comments:
Post a Comment